CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH BẮC KẠN


Chức năng nhiệm vụ của lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp

(Theo QĐ số 09/2022/QDD-UBND ngay 24/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bắc Kạn)


Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện rà soát, sắp xếp, đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý để tinh giản đầu mối cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối, tăng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.

  •   1. Triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp ở địa phương sau khi được phê duyệt; sắp xếp, tổ chức hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý;
  •   2. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;
  •   3. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp và nhà giáo; tổ chức hội giảng nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp tỉnh, các hội thi có liên quan đến người học các chương trình giáo dục nghề nghiệp;
  •   4. Tổ chức thực hiện việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp; việc thành lập, công nhận trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; việc thành lập, đình chỉ hoạt động phân hiệu của trường trung cấp; việc công nhận, không công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục, việc công nhận, miễn nhiệm Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục. Thực hiện việc công nhận Hội đồng quản trị trường trung cấp tư thục; việc cấp, đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp;
  •   5. Rà soát, xây dựng, quản lý danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo khác; tổ chức thực hiện quy định về đào tạo trình độ trung cấp, sơ cấp, đào tạo thường xuyên, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề trong doanh nghiệp; thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động nông thôn, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ và các đối tượng chính sách khác.

Về cơ bản mạng lưới cơ sở GDNN đã tinh gọn và hoàn thiện phủ khắp các huyện, thành phố và nâng cao cả về mặt số lượng, chất lượng, quy mô, đa dạng hóa ngành, nghề, trình độ đào tạo và loại hình đào tạo, đảm bảo cho người dân có cơ hội được tiếp tục học tập, bồi dưỡng nâng cao trinh độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, kỹ năng mới, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi người dân.

Phần lớn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã linh hoạt, chủ động tổ chức nhiều hình thức liên kết đào tạo, thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề để đảm bảo tăng tỷ lệ qua đào tạo có việc làm, tự tạo việc làm sau đào tạo, góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương và phục vụ mục tiêu xây dựng nông thôn mới.