CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH BẮC KẠN

Hệ thống Giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn


Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện rà soát, sắp xếp, đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý để tinh giản đầu mối cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối, tăng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Hiện nay, trên toàn tỉnh có 19 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), gồm:

  •   - Trường cao đẳng: 01 (công lập: 01 trường -Cao đẳng Bắc Kạn)
  •   - Trung tâm giáo dục nghề nghiệp: 9 (công lập cấp huyện: 07; tư thục 02)
  •    + Công lập: Trung tâm GDNN-GDTX huyện Chợ Mới, huyện Chợ Đồn, huyện Bạch Thông, huyện Na Rì, huyện Ngân Sơn, huyện Ba Bể, huyện Pác Nặm.
  •    + Tư thục: Trung tâm GDNN K27 Bắc Kạn; Trung tâm GDNN đào tạo và sát hạch lái xe Bắc Kạn
  • - Doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp: 06 ( Doanh nghiệp tư nhân Trung tâm GDNN công nghệ Bắc Kạn ; Công ty TNHH Trường Thành Bắc Kạn; Công ty CP phát triển nhân lực Hàn Việt Nhật; công ty CP Đầu tư và cung ứng nhân lực Năm Châu; Công ty TNHH Thương mại & Giáo dục Thăng Long; Công ty Cổ phần vận tải, dịch vụ và xây dựng Bắc Kạn).
  •   - Trường đại học đăng ký hoạt động GDNN trình độ cao đẳng: không.
  •   - Trường trung cấp đăng ký hoạt động GDNN: 03 (Trung cấp Cộng đồng Hà Nội; Trung cấp Quốc tế Hà Nội; Trung cấp nghề Việt Mỹ Thái Nguyên)

Về cơ bản mạng lưới cơ sở GDNN đã tinh gọn và hoàn thiện phủ khắp các huyện, thành phố và nâng cao cả về mặt số lượng, chất lượng, quy mô, đa dạng hóa ngành, nghề, trình độ đào tạo và loại hình đào tạo, đảm bảo cho người dân có cơ hội được tiếp tục học tập, bồi dưỡng nâng cao trinh độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, kỹ năng mới, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi người dân.

Phần lớn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã linh hoạt, chủ động tổ chức nhiều hình thức liên kết đào tạo, thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề để đảm bảo tăng tỷ lệ qua đào tạo có việc làm, tự tạo việc làm sau đào tạo, góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương và phục vụ mục tiêu xây dựng nông thôn mới.